Khách hàng có lịch sử nợ xấu rất khó vay tiền tại các tổ chức tín dụng?
KHÁCH HÀNG CÓ LỊCH SỬ NỢ XẤU SẼ KHÓ VAY TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
DAOHAN247.org - Nợ xấu là các khoản vay bị quá hạn thanh toán trên 90 ngày tại một thời điểm nào đó trong quá trình vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Khách hàng có lịch sử nợ xấu là các khách hàng trong quá trình trả nợ để khoản vay bị phát sinh nợ xấu. Lí do dẫn tới phát sinh nợ xấu có nhiều nguyên nhân, từ khách quan tới chủ quan nhưng đa phần là do khách hàng gặp khó khăn về tài chính.
Như chúng ta đều biết lịch sử trả nợ của khách hàng đều được cập nhật liên tục lên hệ thống thông tin CIC (là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia). Khi đã có lịch sử nợ xấu nhóm 3 trên hệ thống thông tin tín dụng CIC thì khách hàng sẽ rất khó để vay vốn tại các tổ chức tín dụng cho dù phương án tài chính, kế hoạch kinh doanh, tài sản thế chấp, .. có khả thi giá trị tới đâu, vì nhìn chung các đơn vị cho vay đều có quan điểm định kiến nhất định về việc này và họ đều không cho khách hàng vay vốn đang có nợ xấu căn cứ theo CIC vay thêm.
Khách hàng có lịch sử nợ xấu rất khó vay thêm tiền tại các tổ chức tín dụng
Tất cả các tổ chức tín dụng đều ngần ngại khi tiếp nhận các hồ sơ vay vốn có lịch sử nợ xấu trước đây hoặc đang bị nợ xấu thời điểm hiện tại, vì vậy các cá nhân hay doanh nghiệp đang có nợ xấu tại ngân hàng thì chắc chắn sẽ rất khó để được xem xét vay tiếp. Các tổ chức tín dụng sẽ cho rằng các khoản nợ hiện tại còn chưa thu hồi được thì khi phát vay món mới sẽ có nhiều rủi ro, nếu khách hàng lại tiếp tục để phát sinh nợ xấu món vay mới thì sao? Nếu người vay tiếp tục không trả được sẽ khiến nợ xấu nhóm 3 của bank gia tăng, ảnh hưởng chất lượng tín dụng của đơn vị.
Như vậy là thực tế khách quan cho thấy rằng các khách hàng đã có lịch sử nợ xấu sẽ rất trở ngại khi tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều có một bộ tiêu chí quản trị rủi ro riêng, trong đó đều có quy định rằng khách hàng vay vốn không có lịch sử nợ xấu. Chưa cần nói tới nợ xấu, đối với một số ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro với tiêu chuẩn cao còn không chấp nhận cho vay đối với các khách hàng có nợ quá hạn nhóm 2 (nhóm nợ cần chú ý) cho dù là lịch sử hay hiện tại. Tuy nhiên một số ngân hàng có mở ra là cho phép khách hàng có nợ nhóm 2 đã tất toán được tiếp tục trình vay tiếp. Như vậy là nếu đang có nợ nhóm 2 (khoản vay bị quá hạn từ 10 -90 ngày), trường hợp khách hàng muốn đề xuất vay tiếp thì họ cần thanh toán hết số nợ quá hạn và có xác nhận của ngân hàng hiện tại thì sẽ được trình vay món mới.
Theo tiêu chí phân loại nợ của ngân hàng nhà nước thì một khoản vay được phân các nhóm nợ sau đây:
-
Nhóm 1 (nợ tiêu chuẩn): khoản vay thanh toán đầy đủ hoặc chậm nợ chưa tới 10 ngày.
-
Nhóm 2 (nợ cần chú ý): khoản vay quá hạn thanh toán từ 10 ngày đến dưới 90 ngày.
-
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): khoản vay quá hạn thanh toán từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.
-
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): khoản vay quá hạn thanh toán từ 180 ngày đến dưới 360 ngày.
-
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): khoản vay quá hạn thanh toán trên 360 ngày.
Tất cả các khoản vay được xếp từ nhóm 3-5 đều được gọi chung là nợ xấu.
Khách hàng có lịch sử nợ xấu rất khó vay thêm tiền tại các tổ chức tín dụng
Mong muốn vay vốn của nhiều khách hàng khi bị nợ xấu
Với các khách hàng cho dù là cá nhân hay doanh nghiệp, khi bị nợ xấu là điều rất đáng tiếc. Trường hợp các khách hàng này đang hoạt động kinh doanh thì nhu cầu vay vốn là thường trực, họ rất cần sự hỗ trợ nguồn tài chính từ các nhà băng để vượt qua khó khăn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, mong cầu có lợi nhuận hay lưu chuyển dòng tiền để có điều kiện trả được món nợ cũ. Nếu các tổ chức tín dụng có thể linh động xem xét tiếp tục hỗ trợ tài chính cho khách hàng để họ có thể tiếp cận được nguồn tín dụng mới. Trường hợp nếu khách hàng đang kẹt tài sản thế chấp tại khoản nợ cũ thì có thể xem xét cho họ vay không cần tài sản bảo đảm, hoặc cho vay vốn có bằng hàng hóa, dây chuyền máy móc, bằng dòng tiền bán hàng, thế chấp bằng các khoản phải thu hoặc các điều kiện ràng buộc khác.
Với các khoản nợ cũ đã đến kì trả tiền, bên vay vốn đều có tâm lý mong muốn được ngân hàng xem xét giảm lãi, miễn lãi phạt, cơ cấu lại khoản vay hoặc khoanh nợ, ưu tiên thu nợ gốc trước để tránh tính thêm nợ lãi. Trường hợp khách hàng đã hoàn trả được nợ gốc hoặc một phần tương đối thì có thể xem xét giải quyết xóa nợ cho khách hàng, cơ cấu lại nợ, hoặc có phương án trả dần trong dài hạn. Nếu được như vậy thì chắc chắn là một hướng xử lý mới trong việc giải quyết các khoản nợ xấu hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp được tiếp tục vay vốn để vượt qua khó khăn tài chính hiện tại.
Nội dung bài viết của bạn về sản phẩm: Chú ý: Không chấp nhận định dạng HTML!
Đánh giá: Kém Tốt
Nhập mã số xác nhận bên dưới: