Làm sao để được vay vốn khi bị nợ xấu tại các tổ chức tín dụng?

Ngày đăng: 07-06-2021
Làm thế nào để có thể vay được vốn ngân hàng khi bị nợ xấu tại các tổ chức tín dụng là câu hỏi được rất nhiều người dân quan tâm tìm kiếm. Như thế nào là một khoản vay bị nợ xấu? Các thông tin về nội dung này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây

LÀM SAO ĐỂ VAY VỐN NGÂN HÀNG KHI BỊ NỢ XẤU?

Daohan247.org – Làm thế nào để có thể vay được vốn ngân hàng khi bị nợ xấu là câu hỏi được rất nhiều người dân quan tâm tìm kiếm câu trả lời hiện nay. Thế nào là một khoản vay bị nợ xấu? Một khách hàng bị nợ xấu tại tổ chức tín dụng là khách hàng có khoản vay bị chậm thanh toán từ 90 ngày trở lên, hoặc có lịch sử chậm thanh toán từ 90 ngày trở lên trước đó. Khoản vay bị nợ xấu có thể là vay không có tài sản bảo đảm, vay thế chấp tài sản, vay nợ theo thẻ tín dụng, vay chi tiêu tiêu dùng, vay mua điện thoại trả góp tại siêu thị, ...

 

Dù là vay với hình thức nào hoặc do nguyên nhân gì thì khoản vay bị nợ xấu tại tổ chức tín dụng sẽ được cập nhật công khai lên hệ thống tín dụng CIC của ngân hàng nhà nước, do đó tất cả các ngân hàng khác đều có thể biết được thông tin này. Khi một khách hàng có lịch sử nợ xấu tín dụng thì họ sẽ rất khó khăn để vay vốn tại các ngân hàng trong các lần tiếp theo.

 

 

Làm sao để được vay vốn khi bị nợ xấu tại các tổ chức tín dụng?

 

Làm sao để được vay vốn khi bị nợ xấu tại các tổ chức tín dụng?

 

Nhiều khách hàng không nghĩ mình bị nợ xấu mà chỉ phát hiện ra tại thời điểm đăng ký vay mới. Lí do có thể đơn giản là họ đã đứng ra vay hộ người khác trước đó, hoặc trong quá trình vay tín chấp có đóng thiếu khoản tiền lãi hoặc tiền phạt. Khi bị từ chối vay vốn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kế hoạch tài chính của mỗi khách hàng khiến họ mất đi nhiều cơ hội trong kinh doanh, buôn bán, mua sắm, chi tiêu, phát triển sản xuất, ... Một khách hàng bị nợ xấu thường được coi là có khả năng tài chính kém, hoặc tư cách nhân thân kém, dẫn tới các ngân hàng cho rằng rủi ro dẫn tới phát sinh nợ xấu trong món vay tiếp theo sẽ rất lớn.  

 

Rất nhiều khách hàng khi phát hiện ra mình bị nợ xấu thì sẽ có câu hỏi là: “Liệu tôi có thể vay vốn ngân hàng được nữa không, hoặc làm cách nào để tôi tiếp tục được vay ngân hàng?”. Những câu hỏi như vậy là mối quan tâm, lo lắng, băn khoăn của rất nhiều người. Để tìm được hướng tháo gỡ các khó khăn tài chính có lẽ là rất cần thiết trong lúc này, và bài viết này sẽ chia sẻ thêm một hướng xử lý vấn đề này cho khách hàng.

 

Hướng dẫn cách thức phân loại nhóm nợ xấu tại ngân hàng

Theo quy định hiện hành thì các nhóm nợ tại ngân hàng sẽ được phân thành 5 nhóm như sau:

  • Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1): bao gồm các món vay thanh toán đúng hạn hoặc chậm trả tiền từ 1 đến dưới 10 ngày.
  • Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2): là các món vay bị quá hạn đóng tiền từ 10 ngày trở lên đến dưới 90 ngày.
  • Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): là các món vay bị vượt hạn trả tiền từ 90 ngày trở lên đến dưới 180 ngày.
  • Nợ có nghi ngờ (nợ nhóm 4): là các khoản vay bị quá hạn đóng tiền từ 180 ngày trở lên đến dưới 360 ngày.
  • Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): là các món vay bị quá hạn từ 360 ngày trở lên.

 

Các khoản vay bị phân vào nhóm 3->5 là nhóm nợ xấu theo quy định hiện hành và không được xét duyệt vay vốn. Các khách hàng được phân loại thuộc nợ nhóm 1 vẫn được xem xét cấp tín dụng, trong khi các món vay có nợ nhóm 2 được xem xét hạn chế, được thẩm định rất chặt chẽ.  

 

Hướng dẫn cách thức vay vốn ngân hàng khi đã bị nợ xấu

Không ai mong muốn bị nợ xấu tại ngân hàng nhưng nếu đã chót bị thì cũng không phải là điều tồi tệ nhất mà mọi người gặp phải. Khi phát hiện ra mình không may bị dính nợ xấu nhóm 3 thì việc vay tiền của chúng ta chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại hơn, tuy vậy vẫn không phải là không có cách nào để xử lý trường hợp này và vẫn có những cơ hội vay tiền nếu chúng ta quyết tâm. Để tạo cơ hội cho chính bản thân mình thì chúng ta có thể thực hiện tuần tự các bước như sau:

 

Làm sao để được vay vốn khi bị nợ xấu tại các tổ chức tín dụng?

 

Làm sao để được vay vốn khi bị nợ xấu tại các tổ chức tín dụng?

 

Bước 1: Xác minh nhóm nợ hiện tại

Xác minh nắm rõ thông tin về nhóm nợ hiện tại của bản thân để biết mình thuộc nhóm nợ xấu nào. Một cách phổ biến để tìm hiểu thông tin này là tra cứu thông tin lịch sử CIC, khách hàng có thể nhờ cán bộ tín dụng hỗ trợ tra cứu giúp hoặc liên hệ với Trung tâm thông tin tín dụng CIC để được hướng dẫn. 

 

Bước 2: Thu xếp tài chính để tất toán

Một nguyên tắc cơ bản là nếu muốn vay được vốn thì tại thời điểm hiện tại bạn cần không có khoản vay nào bị quá hạn. Do vậy bạn cần thu xếp tài chính để có thể thực hiện thanh toán hết ngay các khoản nợ xấu của mình, kể cả các khoản vay đang bị quá hạn. Sau đó nhờ ngân hàng cấp văn bản xác nhận đã thanh toán hết các khoản nợ quá hạn hiện tại.  

 

Bước 3: Hoàn thiện một bộ hồ sơ vay vốn

Một bộ hồ sơ vay vốn hoàn thiện, đầy đủ luôn là yêu cầu bắt buộc khi đăng ký vay tại các tổ chức tín dụng. Lưu ý bộ hồ sơ cần được chuẩn bị đầy đủ hoàn thiện, có nêu mục đích sử dụng tiền giải ngân món vay rõ ràng, hợp lệ, và điều rất quan trọng là bạn cần phải giải trình được các lí do phát sinh nợ xấu trước đó.  

 

Bước 4: Tìm kiếm ngân hàng đồng ý cho vay

Có lịch sử nợ xấu chắc chắn là một hạn chế rất lớn cho khách hàng vay vốn và việc tìm kiếm các ngân hàng chấp nhận trong điều kiện như vậy là rất ít. Phải hiểu rằng bên cạnh các trường hợp bị nợ xấu do nguyên nhân chủ quan thì cũng có các trường hợp phát sinh do nguyên nhân khách quan, và nếu cánh cửa tín dụng khép lại đối với các trường hợp này thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn tài chính. Khiến cho nhiều trường hợp phải tiếp cận các nguồn tài chính có lãi suất cao bên ngoài khiến không hiệu quả.

 

Sẽ có rất ít ngân hàng dám chấp nhận cho vay khi khách hàng có lịch sử nợ xấu, đơn giản ví dụ như cán bộ thẩm định không muốn bị rào cản trách nhiệm trong các hồ sơ này. Tuy nhiên việc xét duyệt theo đúng quy định, đúng quy trình, hồ sơ có lịch sử nợ đẹp nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn. Vậy nên các trường hợp khách có lịch sử nợ xấu cần gặp được các đơn vị cho vay dám chấp nhận rủi ro, có kỹ năng thẩm định dầy dặn, hỗ trợ khách hàng, tư duy xét duyệt thoáng. Và do vậy một hồ sơ có thể được xem xét ở nhà băng này nhưng lại bị gạt ngay ở ngân hàng khác, hoặc trong cùng một ngân hàng thì có thể được xét duyệt ở chi nhánh này nhưng lại bị từ chối ở chi nhánh khác.  

 

Tìm kiếm được một ngân hàng hỗ trợ trong trường hợp này sẽ là bước quan trọng trong quy trình vay vốn. Khách hàng cần dành thời gian tìm hiểu các điều kiện thẩm định như đã nêu trên, hoặc tìm kiếm thông tin qua bạn bè người thân. Hoặc khách hàng có thể nhờ cậy từ một địa chỉ hỗ trợ vay vốn có uy tín. Nếu khi chúng ta đã sử dụng phương án như trên mà hồ sơ vay vốn chưa được duyệt thì chúng ta cần cùng nhau xem xét lại kỹ hồ sơ đó, cùng mổ sẻ các vướng mặc tồn tại để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất. Mọi nhu cầu cần tư vấn vay vốn vui lòng liên hệ theo Hotline tổng đài để được trợ giúp.

 


Bạn hãy đánh giá mà bạn biết về sản phẩm này
Tên bạn:


Nội dung bài viết của bạn về sản phẩm: Chú ý: Không chấp nhận định dạng HTML!

Đánh giá: Kém            Tốt

Nhập mã số xác nhận bên dưới:

Nội dung liên quan (2)